0

Giỏ hàng của tôi

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chào mừng bạn đến với Thế Giới Hoài Sơn

Củ mài là một loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng. Nó vừa là món ăn ngon hấp dẫn vừa là một loại thảo dược quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Củ mài còn có tên gọi khác là Hoài Sơn Tây Bắc, củ lỗ,…

Củ mài (Hoài Sơn) có rất nhiều công dụng quý, nhất là lợi ích giúp bồi bổ tỳ vị, phế và thận. Củ mài nấu món gì ngon? Cách chế biến củ mài thành món ăn ngon như thế nào? Tìm lời giải đáp về các món ngon bổ nhất từ củ mài sau đây…

Củ mài nấu món gì ? Cách chế biến củ mài ngon nhất

1. Củ mài luộc

Nguyên liệu 

  • Củ mài (Hoài Sơn): 3-5 củ tùy nhu cầu ăn của bạn
  • Muối tinh 
  • Mật mía 

Cách luộc củ mài ngon đúng cách

  • Rửa sạch củ mài. Nên ngâm củ mài trong nước muối. Hoặc có thể sát trực tiếp muối lên củ mài để giảm bớt chất nhớt và vị chát khó ăn. 
  • Đong một lượng nước cao hơn mặt củ mài khoảng 1 đốt ngón tay. Đun củ mài tới khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. 
  • Duy trì luộc củ mài tới khi vỏ nứt ra. Bạn có thể dùng cây đũa để kiểm tra độ chín của củ mài. Dùng đũa xiên qua củ dễ dàng được nghĩa là củ mài đã chín. 
  • Bóc vỏ củ mài rồi chấm ăn cùng với mật mía. 

2. Cách chế biến củ mài: Nấu cháo củ mài vừng đen

Nguyên liệu làm món cháo củ mài vừng đen 

  • Củ mài (Hoài Sơn): 15gr
  • Gạo 100gr
  • Vừng đen: 20gr
  • Sữa bò tươi: 200ml
  • Muối

Cách chế biến cháo củ mài vừng đen

Bước 1:

  • Gạo đem đãi sạch, ngâm gạo trong nước với thời gian khoảng 1 tiếng.
  • Sau đó, vớt gạo ra và rang thơm.

Bước 2:

  • Rửa sạch củ mài (Hoài Sơn), thái hạt lựu.
  • Vừng đen đã rạch, để cho ráo nước rồi rang thơm vừng.
  • Cho tất cả củ mài, gạo, vừng đen, sữa tươi và ít nước vào nồi trộn đều. Sau đó đem say các nguyên liệu đó thành bột nước, lọc lấy bột ướt.

Bước 3: 

  • Cho nước và đường phèn vào nồi đun sôi nóng tới khi đường tan hết. Sau đó dùng vải lọc sạch.
  • Đổ vào nồi đun sôi lại lần nữa và từ từ cho bột ướt vừa làm vào, khuấy đều tay đến khi thành hồ.
  • Nêm nếm thêm gia vị cho cháo củ mài sau đó bày ra bát.

3. Cách chế biến củ mài: Canh củ mài hạt sen hầm xương

Nguyên liệu nấu canh củ mài hạt sen hầm xương

  • Củ mài tươi: 1 củ
  • Sườn heo non: 350gr
  • Hạt sen khô: 25gr
  • Hạt ý dĩ: 50gr
  • Củ cây hoa huệ khô: 20gr
  • Gia vị: Muối, hạt nêm,..

Cách chế biến canh củ mài hầm xương

Bước 1: 

  • Củ mài gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái từng miếng vừa ăn.
  • Rửa thật sạch củ hoa huệ và hạt sen khô, ý dĩ.

Bước 2: 

  • Rửa sạch sườn heo non, sau đó chần qua nước sôi.

Bước 3:

  • Cho nguyên liệu củ mài, hạt sen, hạt ý dĩ, củ hoa huệ khô, sườn heo non vào lượng nước vừa đủ và đun sôi.

Bước 4:

  • Hạ nhỏ lửa, đun tới khi sườn heo chín và hạt sen mềm. 
  • Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị sau đó bạn tắt bếp.

4. Cách chế biến củ mài: Chè củ mài long nhãn 

Nguyên liệu nấu món chè củ mài long nhãn 

  • Củ mài: 250gr
  • Long nhãn: 20gr
  • Kỳ tử: 15gr
  • Táo tàu – táo đen: 20gr
  • Đường: 50gr
  • Nước: 1200ml

Cách chế biến chè củ mài long nhãn

Bước 1: 

  • Rửa sạch củ mài, sau đó gọt bỏ vỏ, thái thành miếng.
  • Ngâm nước các nguyên liệu: Táo tàu, Kỳ tử, Long nhãn.

Bước 2: 

  • Đun sôi 1 nồi nước rồi cho long nhãn và táo tàu vào. Tiếp tục đun sôi trên lửa trong thời gian 10-12 phút.

Bước 3:

  • Cho củ mài vào nồi và đun thêm khoảng 10 phút nữa.

Bước 4: 

  • Cuối cùng, bạn cho nguyên liệu kỳ tử và đường vào đun cùng. Đun sôi nguyên liệu cho đến khi đường tan hết.
  • Sau đó bạn tắt bếp vè đổ chè củ mài long nhãn ra bát thưởng thức.

Bạn có thể cho thêm bột năng (bột đao) hòa tan vào để tạo độ sánh mịn cho món chè củ mài long nhãn.

Mua củ Mài ở đâu ?

Cửa hàng số 1: 186 Đường Số 8, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM

Cửa hàng số 2: 128 Hồng Hà, Phường 09, Phú Nhuận, TP.HCM

Cửa hàng số 3: Chung cư Him Lam Nam Sài Gòn, đường 14, khu dân cư Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

×